Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015
Hạnh phúc là cái gì nằm trong tầm tay
Cali Today News -
Có một nhà văn viết ra dòng chữ dễ thương sau đây: “Trẻ con sống với nó thường
xuyên, người làm trong giới thương trường rất cần nó, tình yêu nảy nở cũng vì
có nó, mỗi ngày thiên nhiên cho ta thấy bao điều kỳ thú cũng tại có nó…”
“Nó” là ai mà cần thiết đến thế? Cách đây gần 15 năm, thủ môn Joel Bats của đội tuyển Hội túc cầu quốc gia Pháp, người thủ môn duy nhất trong lịch sử lại là một nhà thơ, đã trả lờì bằng một dòng thơ nhẹ như hơi sương:
“Hạnh phúc dịu dàng, hạnh phúc đơn sơ…”
Bạn có hạnh phúc không?
Câu hỏi… hơi ngộ nhưng sẽ là... ngộ hơn nhiều nếu bạn khẳng định là có. Cũng giống như mây trời, hạnh phúc không ở lâu với chúng ta (hình như phiền muộn và tức giận, căm thù ở lâu hơn). Có khi bạn thấy cuộc sống sao quá nặng nề với bao lo lắng, bực mình, tính toán. Làm sao có được thật sự vài giây phút thảnh thơi?
Không cần bạn “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” đâu, hạnh phúc hoặc có liền cho bạn, hoặc không bao giờ ló dạng, vậy thôi. Anthony Robbins, tác giả quyển sách “Inner Strength: Harnessing the Primal Forces Within” và Deepak Chopra, bác sĩ, tác giả của 38 quyển sách về sức khỏe và tâm linh, mà quyển mới nhất “Fire in the Heart” trong đó tác giả có bàn về nghệ thuật đạt hạnh phúc, có vài “kỹ thuật” xem qua có vẻ đơn sơ nhưng có thể mang đến cho bạn vài hạnh phúc đơn sơ:
1. Hãy “trẻ con” trở lại:
Ông Robbins nói: “nếu bạn muốn thấy mình tươi trẻ, hãy quay trở về với tuổi thơ của mình. Tôi không có nói “trẻ con” (childish) mà là “trẻ thơ” (chillhood). Khi bạn đạt tới “trình độ trẻ thơ”, bạn sẽ có hy vọng thấy được thế giới bằng cặp mắt khác, tươi tắn hơn. Trẻ thơ có thể xem một bộ phim video hài mà nó yêu thích 50 lần và lần nào nó cũng cười ngặt nghẻo.. Trẻ thơ không phải là tuổi tác, đó là một “trạng thái tinh thần (it’s a state of mind)”.
2. Hãy khám phá bí ẩn:
Tiến sĩ Chopra đặt cho bạn một câu hỏi: “Có khi nào bạn chịu khó bỏ thì giờ ra, ngồi lại một mình nơi thanh vắng và tự hỏi: “Ta là ai? Ta từ đâu tới vậy? Ta có một linh hồn không? Ý nghĩa và mục tiêu cuộc đơì ta là gì? Ta thật sự muốn cái gì?” Nếu bạn thám hiểm các câu hỏi này, bạn sẽ “thoáng thấy” bí mật cuộc đời. Hạnh phúc nhiều khi đến từ khám phá này ngôn ngữ không diễn tả nổi…
3. Hãy thay đổi, hoặc chấp nhận thay đổi, nếu không thay đổi sẽ làm bạn khổ đau:
Robbins nói: “rồi thân thể bạn sẽ thay đổi, dù bạn có muốn hay không cũng vậy. Các liên hệ xã hội, gia đình cũng thế. Thay đổi có tính tự động, tiến bộ thì không.”
Cuộc sống không buồn chán đâu, chính… bạn mới là buồn chán. Mỗi bắp thịt có thể hoạt động là do ý muốn của bạn, bạn không nhúc nhích, nó sẽ nằm im.” Robbins nói rất hay: “Một, bạn trở nên thụ động, bênh hoạn và chán nản tình thế hiện tại hết sức. Hai, bạn cảm thấy bực bội, chật trội, nực nội và ao ước có cái gì hay hơn. Ba, bạn đến một giới hạn mà bạn không thể tiếp tục tiến tới hơn là tình trạng hiện tại. Bốn, bạn trầụm tư mặc niệm và thấy rõ hơn tình trạng của mình. Năm, bạn có thay đổi bên trong, bắt đầu hành động với tinh thần mới. Hãy nhớ: hoặc bạn chọn sự thay đổi hay sự thay đổi sẽ chọn bạn!”
4. Hãy ôm choàng cái mới từng giây phút:
Cuộc đời và con người xung quanh bạn sống động lắm, thay đổi một cách màu nhiệm từng giây phút. Bạn chớ có câu này: “Trờì đất, tôi mà ngồi xuống nói chuyện tầm ruồng với những người tầm thường ấy hay sao?” Bạn lầm rồi đấy, trong cái “tầm ruồng” đó bao giờ cũng có cái hay ho, trong mỗi con người “tầm thường” bao giờ cũng có cái phi thường. Tại bạn không chịu lắng nghe, quan sát với tất cả sự chú ý mà không hề có thành kiến đấy. Nếu bạn cho là đi xem nhạc rốc là chán, đi nghe tranh luận chính trị là nhàm, chỉ có đi xem xiệc là vui thôi thì các chuyên viên sẽ khuyên bạn cuối tuần này nên đi… xem nhạc rốc trước rồi đi nghe tranh luận chính trị sau. Với một điều kiện duy nhất :hãy chăm chú lắng nghe và đừng có thành kiến trước về bất cứ cái gì và đối với bất cứ ai!
5. Hãy giúp đỡ người khác:
Giúp đỡ người khác bao giờ cũng tạo hạnh phúc cho người đi giúp đỡ. Tiến sĩ Chopra có một nhận xét như sau: “Có khi ý nghĩa giúp đỡ chỉ đơn giản là một lời chào hỏi, một lời khen ngợi chân thành, một thiện ý hay thậm chí đơn giản đến mức chỉ là một lời cầu nguyện cho ai mà thôi. Có khi bạn tập trung hết mình để giúp đỡ ai, chợt bạn thấy ngay lúc đó cuộc đời bạn thay đổi hẳn. Có một cái gì cao cả trong việc giúp đỡ vô vụ lợi kẻ khác.”
6. Đừng uống thuốc chống trầm uất, hãy… cục cựa:
Tiến sĩ Chopra cho là khi bạn cảm thấy “chán hết sức chán, chán đủ thứ và đủ chuyện” thì đừng có nốc mấy viên thuốc chống lo lắng hay trầm cảm gì hết, hãy hoạt động như tập thể dục cho đổ mồ hôi (trong lúc tập làm ơn đừng có chán!), đi massage, xem một cuốn phim thật hay (làm bạn chú ý), cười với bạn bè. Nghĩa là “bạn phải làm một cái gì đó”, thậm chí nghe nhạc hay ngủ ngon lành cũng được, đừng có mà ngồi nguyền rủa bóng tối và tất cả nhân loại. Hãy tập trung chú ý hết sức vào một việc gì đó “ngoài cái chán nặng 8 tỉ pounds” thì bạn sẽ thấy phép lạ xảy ra!
7. Hãy yêu thương ai đó:
Cuối cùng, cả hai chuyên viên này đồng ý với nhau một điểm là “hãy yêu”. Bạn hãy yêu một ai đó, bấy cứ ai, một con vật, một cái gì đó, cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ cũng được, nghệ thuật, vẻ đẹp trong bất cứ cái gì sinh động.
Vì khi bạn đã yêu với tất cả tấm lòng, cái “ngã” của bạn sẽ biến mất, mà bạn biết không, chính cái ngã này mới là kẻ thù lớn nhất khiến cuộc đời bạn không còn hạnh phúc.
Hãy yêu thương như Mẹ Teresa yêu thương con người, bạn sẽ là người hạnh phúc!
“Nó” là ai mà cần thiết đến thế? Cách đây gần 15 năm, thủ môn Joel Bats của đội tuyển Hội túc cầu quốc gia Pháp, người thủ môn duy nhất trong lịch sử lại là một nhà thơ, đã trả lờì bằng một dòng thơ nhẹ như hơi sương:
“Hạnh phúc dịu dàng, hạnh phúc đơn sơ…”
Bạn có hạnh phúc không?
Câu hỏi… hơi ngộ nhưng sẽ là... ngộ hơn nhiều nếu bạn khẳng định là có. Cũng giống như mây trời, hạnh phúc không ở lâu với chúng ta (hình như phiền muộn và tức giận, căm thù ở lâu hơn). Có khi bạn thấy cuộc sống sao quá nặng nề với bao lo lắng, bực mình, tính toán. Làm sao có được thật sự vài giây phút thảnh thơi?
Không cần bạn “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” đâu, hạnh phúc hoặc có liền cho bạn, hoặc không bao giờ ló dạng, vậy thôi. Anthony Robbins, tác giả quyển sách “Inner Strength: Harnessing the Primal Forces Within” và Deepak Chopra, bác sĩ, tác giả của 38 quyển sách về sức khỏe và tâm linh, mà quyển mới nhất “Fire in the Heart” trong đó tác giả có bàn về nghệ thuật đạt hạnh phúc, có vài “kỹ thuật” xem qua có vẻ đơn sơ nhưng có thể mang đến cho bạn vài hạnh phúc đơn sơ:
1. Hãy “trẻ con” trở lại:
Ông Robbins nói: “nếu bạn muốn thấy mình tươi trẻ, hãy quay trở về với tuổi thơ của mình. Tôi không có nói “trẻ con” (childish) mà là “trẻ thơ” (chillhood). Khi bạn đạt tới “trình độ trẻ thơ”, bạn sẽ có hy vọng thấy được thế giới bằng cặp mắt khác, tươi tắn hơn. Trẻ thơ có thể xem một bộ phim video hài mà nó yêu thích 50 lần và lần nào nó cũng cười ngặt nghẻo.. Trẻ thơ không phải là tuổi tác, đó là một “trạng thái tinh thần (it’s a state of mind)”.
2. Hãy khám phá bí ẩn:
Tiến sĩ Chopra đặt cho bạn một câu hỏi: “Có khi nào bạn chịu khó bỏ thì giờ ra, ngồi lại một mình nơi thanh vắng và tự hỏi: “Ta là ai? Ta từ đâu tới vậy? Ta có một linh hồn không? Ý nghĩa và mục tiêu cuộc đơì ta là gì? Ta thật sự muốn cái gì?” Nếu bạn thám hiểm các câu hỏi này, bạn sẽ “thoáng thấy” bí mật cuộc đời. Hạnh phúc nhiều khi đến từ khám phá này ngôn ngữ không diễn tả nổi…
3. Hãy thay đổi, hoặc chấp nhận thay đổi, nếu không thay đổi sẽ làm bạn khổ đau:
Robbins nói: “rồi thân thể bạn sẽ thay đổi, dù bạn có muốn hay không cũng vậy. Các liên hệ xã hội, gia đình cũng thế. Thay đổi có tính tự động, tiến bộ thì không.”
Cuộc sống không buồn chán đâu, chính… bạn mới là buồn chán. Mỗi bắp thịt có thể hoạt động là do ý muốn của bạn, bạn không nhúc nhích, nó sẽ nằm im.” Robbins nói rất hay: “Một, bạn trở nên thụ động, bênh hoạn và chán nản tình thế hiện tại hết sức. Hai, bạn cảm thấy bực bội, chật trội, nực nội và ao ước có cái gì hay hơn. Ba, bạn đến một giới hạn mà bạn không thể tiếp tục tiến tới hơn là tình trạng hiện tại. Bốn, bạn trầụm tư mặc niệm và thấy rõ hơn tình trạng của mình. Năm, bạn có thay đổi bên trong, bắt đầu hành động với tinh thần mới. Hãy nhớ: hoặc bạn chọn sự thay đổi hay sự thay đổi sẽ chọn bạn!”
4. Hãy ôm choàng cái mới từng giây phút:
Cuộc đời và con người xung quanh bạn sống động lắm, thay đổi một cách màu nhiệm từng giây phút. Bạn chớ có câu này: “Trờì đất, tôi mà ngồi xuống nói chuyện tầm ruồng với những người tầm thường ấy hay sao?” Bạn lầm rồi đấy, trong cái “tầm ruồng” đó bao giờ cũng có cái hay ho, trong mỗi con người “tầm thường” bao giờ cũng có cái phi thường. Tại bạn không chịu lắng nghe, quan sát với tất cả sự chú ý mà không hề có thành kiến đấy. Nếu bạn cho là đi xem nhạc rốc là chán, đi nghe tranh luận chính trị là nhàm, chỉ có đi xem xiệc là vui thôi thì các chuyên viên sẽ khuyên bạn cuối tuần này nên đi… xem nhạc rốc trước rồi đi nghe tranh luận chính trị sau. Với một điều kiện duy nhất :hãy chăm chú lắng nghe và đừng có thành kiến trước về bất cứ cái gì và đối với bất cứ ai!
5. Hãy giúp đỡ người khác:
Giúp đỡ người khác bao giờ cũng tạo hạnh phúc cho người đi giúp đỡ. Tiến sĩ Chopra có một nhận xét như sau: “Có khi ý nghĩa giúp đỡ chỉ đơn giản là một lời chào hỏi, một lời khen ngợi chân thành, một thiện ý hay thậm chí đơn giản đến mức chỉ là một lời cầu nguyện cho ai mà thôi. Có khi bạn tập trung hết mình để giúp đỡ ai, chợt bạn thấy ngay lúc đó cuộc đời bạn thay đổi hẳn. Có một cái gì cao cả trong việc giúp đỡ vô vụ lợi kẻ khác.”
6. Đừng uống thuốc chống trầm uất, hãy… cục cựa:
Tiến sĩ Chopra cho là khi bạn cảm thấy “chán hết sức chán, chán đủ thứ và đủ chuyện” thì đừng có nốc mấy viên thuốc chống lo lắng hay trầm cảm gì hết, hãy hoạt động như tập thể dục cho đổ mồ hôi (trong lúc tập làm ơn đừng có chán!), đi massage, xem một cuốn phim thật hay (làm bạn chú ý), cười với bạn bè. Nghĩa là “bạn phải làm một cái gì đó”, thậm chí nghe nhạc hay ngủ ngon lành cũng được, đừng có mà ngồi nguyền rủa bóng tối và tất cả nhân loại. Hãy tập trung chú ý hết sức vào một việc gì đó “ngoài cái chán nặng 8 tỉ pounds” thì bạn sẽ thấy phép lạ xảy ra!
7. Hãy yêu thương ai đó:
Cuối cùng, cả hai chuyên viên này đồng ý với nhau một điểm là “hãy yêu”. Bạn hãy yêu một ai đó, bấy cứ ai, một con vật, một cái gì đó, cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ cũng được, nghệ thuật, vẻ đẹp trong bất cứ cái gì sinh động.
Vì khi bạn đã yêu với tất cả tấm lòng, cái “ngã” của bạn sẽ biến mất, mà bạn biết không, chính cái ngã này mới là kẻ thù lớn nhất khiến cuộc đời bạn không còn hạnh phúc.
Hãy yêu thương như Mẹ Teresa yêu thương con người, bạn sẽ là người hạnh phúc!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét